Theẹogiúpthaiphụphòngcúmviêmphổikhitrờilạccco Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, thời tiết khu vực Bắc Bộ có khả năng chuyển rét từ khoảng ngày 13/11. Không khí lạnh, khô là môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát triển như cúm, viêm phổi, viêm phế quản...
TS.BS Nguyễn Thị Yến Thu, Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP HCM, cho biết phụ nữ mang thai có sức đề kháng yếu, nguy cơ mắc bệnh cao khi trời chuyển lạnh. Cơn sốt do cúm có thể khiến thai phụ nhập viện, tăng nguy cơ thai nhi dị tật. Nếu mắc cúm ở ba tháng đầu thai kỳ, bệnh lâu khỏi hơn, cơ thể mệt mỏi gây khó ăn ngủ.
Cúm gây sổ mũi, nghẹt mũi, ho kéo dài, làm giảm cung cấp oxy khi ngủ, ảnh hưởng dưỡng khí của thai nhi. Đồng thời, nguy cơ huyết áp cao, tiền sản giật, thai chậm phát triển tăng lên. Việc hắt hơi, ho liên tục có thể kích thích cơn gò tử cung, dọa sảy thai hoặc sinh non.
Việt Nam từng ghi nhận một số ca bệnh gặp biến chứng do cúm khi mang bầu. Tháng 11/2022, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận một bé trai ở Sơn La có dị tật khe hở sọ mặt phức tạp, nguy cơ nhiễm trùng mắt dẫn đến mù lòa, nghi do mẹ mắc cúm khi mang bầu tháng thứ hai. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM tháng 1/2021 ghi nhận thai phụ 30 tuổi ở quận Phú Nhuận mắc cúm, biến chứng viêm phổi, suy hô hấp phải thở máy và điều trị 5 ngày mới ổn định.
Nghiên cứu xuất bản năm 2011 trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, chỉ ra nguy cơ sinh non ở thai phụ mắc cúm A/H1N1 tăng cao hơn so với bình thường. Tỷ lệ tử vong chu sinh do thai lưu tăng từ 7 lên 39 ca trên 1.000 trẻ. Đây là hiện tượng thai nhi từ tuần 22, em bé sơ sinh có chiều dài 25 cm và cân nặng 500g trở lên, tử vong vào thời gian trước, trong và sau sinh bảy ngày.
Vì vậy, phụ nữ cần phòng cúm, viêm phổi khi mang thai, trong đó chủng ngừa là biện pháp quan trọng nhất. Theo bác sĩ Trần Huỳnh Tấn, Quản lý Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, thai phụ tiêm vaccine đầy đủ giảm 72% tỷ lệ nhập viện liên quan tới cúm và 29% tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Bác sĩ Tấn khuyến cáo phụ nữ nên chủ động phòng cúm trước khi mang thai một tháng. Trong trường hợp đã có bầu nhưng chưa chủng ngừa, thai phụ vẫn có thể tiêm vaccine trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ để có kháng thể phòng bệnh cho cả mẹ và bé.
Một nghiên cứu do CDC Mỹ công bố năm 2019, theo dõi trên 2 triệu ca mang thai (18-50 tuổi) giai đoạn từ 2010 đến 2016, ở 5 khu vực thuộc Mỹ, Canada, Australia, Israel, cho thấy 84% trường hợp có bầu trùng với mùa cúm. Việc tiêm phòng cúm đầy đủ giúp giảm trung bình 40% nguy cơ nhập viện. Trước đó, nghiên cứu từ 2013 tại 2 bang của Mỹ trong mùa cúm 2010-2011 và 2011-2012, chỉ ra khoảng 50% nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do cúm ở thai phụ được loại trừ nhờ vaccine.
Bên cạnh đó, thai phụ nên phòng bệnh bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như như cam, bưởi, dứa, cà chua, súp lơ... Phụ nữ tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng, ngủ đủ và giữ ấm cổ, họng, bàn chân trong mùa lạnh.
Trong nhà, nhiệt độ phòng cần duy trì từ 25 đến 28 độ C, tránh gió lùa. Gia đình không nên để nhiệt độ quá ấm, gây sốc nhiệt. Nếu mắc cúm, mẹ bầu cần dành thời gian nghỉ ngơi, uống nhiều nước để làm dịu cơn đau họng, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Trường hợp sốt cao kéo dài, mệt mỏi, cần đến bệnh viện sớm để được điều trị, tránh biến chứng.
Mộc Thảo
9h ngày 11/11, Hệ thống tiêm chủng VNVC phối hợp cùng hãng dược phẩm Sanofi Pasteur (Pháp) và hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) tổ chức "Lớp tư vấn sức khỏe thai, sản số 14" theo hai hình thức trực tiếp và trực tuyến với các nội dung: Bệnh hô hấp nguy hiểm ở bà bầu và vaccine phòng ngừa do bác sĩ Trần Huỳnh Tấn, Quản lý Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC chia sẻ. ️Xuất huyết bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ do TS.BS Nguyễn Thị Yến Thu, Trung tâm Sản phụ khoa, Hệ thống BVĐK Tâm Anh chia sẻ. Lớp học diễn ra tại VNVC Quận 5, tầng 6 tòa nhà Hùng Vương Plaza, số 126 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh Độc giả quan tâm và tham gia đăng ký tại đây. |