Thủ tướng hai nước này đã dùng những từ ngữ rất nặng nề để phê phán EU,ảiđồngthuậnhaydựatheođasố30 ngay xsmb bác bỏ định hướng và cách thức triển khai thực hiện mà EU dự định cải tổ cơ bản chính sách tị nạn và di cư chung của khối. Điều mà cả hai nước thành viên này không hài lòng là EU quyết định phân bổ hạn ngạch người tị nạn và di cư bắt buộc các thành viên phải tiếp nhận. Thành viên bị ảnh hưởng ít bởi làn sóng người tị nạn và di cư phải đóng góp tài chính để hậu thuẫn những thành viên bị ảnh hưởng nhiều hơn.
Vụ việc thì rất cụ thể. Nhưng trong thực chất, vấn đề ở đây lại là thể thức quyết định thông qua những quyết sách lớn trong EU. Hungary và Ba Lan cho rằng EU phải áp dụng nguyên tắc đồng thuận, tức là chuyện quan trọng nào cũng đều phải được tất cả các thành viên đồng ý.
Trong khi đó, EU lại lập luận chỉ một số chuyện đã được xác định cụ thể và rõ ràng thì đòi hỏi sự đồng thuận của tất cả các thành viên, còn lại thì quyết định thông qua theo nguyên tắc đa số.
Phải đồng thuận hay theo đa số ? Câu trả lời cho câu hỏi này mới là chiếc chìa khóa giúp EU giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết: Tị nạn và di cư, kế hoạch ngân sách cho thời gian tới, kết nạp thêm thành viên mới cho tới năm 2030, hậu thuẫn tài chính và quân sự cho Ukraine… Hiện trạng còn cho thấy nội bộ EU thống nhất hay phân rẽ, ly tâm hay hướng tâm...? Câu hỏi này vốn đã đặt ra từ lâu rồi nhưng đến nay EU vẫn chưa thể trả lời.